Hiện tượng chuột rút trong thai kỳ
Hiện tượng chuột rút thường gặp ở các bà bầu. Chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu….ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của sản phụ.
Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ
Ảnh hưởng của bệnh thận đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ bị hen suyễn có nên mang thai không và cần lưu ý gì
Hiện tượng chuột rút thường gặp ở các bà bầu. Chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu….ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của sản phụ.
Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai?
Chuột rút là gì?
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe…
Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Đau cứng bắp chân.
Bàn chân và 5 ngón chân tê cứng.
Chân không cử động được…
Nguyên nhân
Do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể.
Do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
Do thiếu hụt canxi, magie hoặc dư thừa phốt pho.
Do tuần hoàn máu kém…
Chuột rút thường xảy ra vào thời gian nào của thai kỳ?
Vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm.
Khi bị chuột rút phải làm gì?
Để thẳng chân.
Kéo gót chân, cổ chân, ngón chân lại rồi hướng lên trên.
Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
Đi bộ quanh nhà trong vài phút…
Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên đi kèm các hiện tượng sưng tấy, bầm, đau đớn ở chân thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Phương pháp cải thiện chứng chuột rút khi mang thai
Không nên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân.
Khi nghỉ nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, vừa hạn chế phù nề lại giảm chuột rút.
Đi bộ thường xuyên khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày.
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như duỗi bàn chân về phía trước sau đó co lại rồi xoay mắt cá chân.,,
Ngâm chân bằng nước ấm có pha một chút gừng và muối trong vòng 10 phút (trước khi đi ngủ) sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm, không để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân.
Khi nằm thai phụ cần nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân, giảm triệu chứng chuột rút.
Kê chân trên một chiếc gối cao, tránh duỗi các ngón chân về phía trước khi ngủ.
Sử dụng túi giữ nhiệt để giữ ấm chân là phương pháp hữu hiệu để tránh chuột rút.
Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường.
Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
Bổ sung các thực phẩm dồi dào can xi: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô… và các thực phẩm giàu magie như dưa lê, su su… vào chế độ ăn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm giầu can xi, magie có trong các loại rau xanh …(Ảnh minh họa)
Lưu ý:
Trường hợp thai phụ phải sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi, magie, photpho… cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Chuột rút trong thời kỳ mang thai là hiện tượng thường gặp, xảy ra vào giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Nguyên nhân gây chuột rút do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ trọng lượng tăng lên của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai.
Để hạn chế bị chuột rút, các thai phụ cần bổ sung canxi, magie… có trong các thực phẩm: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô, dưa lê, su su su… vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cần uống đủ nước, giữ chân luôn ấm, tránh gió lùa, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho chân… để hạn chế hiện tượng chuột rút.